Những câu hỏi liên quan
Trương Thị Hương Giang
Xem chi tiết
Phương Thảo
30 tháng 12 2016 lúc 23:00

a) So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.

Bình luận (0)
Linh Phương
31 tháng 12 2016 lúc 7:47

a,

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

Bình luận (0)
Thảo Phương
1 tháng 1 2017 lúc 8:15

a)

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

b)

- Xét về mặt hình thức, so sánh tu từ thường công khai phô bày hai vế: vế so sánh và vế được so sánh. Mỗi vế như thế có thể bao gồm một hoặc vài đối tượng. Các đối tượng này có thể là sự vật, tính chất hoặc hành động. Hai vế so sánh này là khác loại nhưng có nét tương đồng nào đấy do sự liên tưởng, phát hiện của người dùng. Do đó, xét về mặt nội dung, cơ sở để tạo nên so sánh tu từ là sự liên tưởng để tìm ra nét giống nhau giữa các đối tượng. Nếu nét tương đồng này được biểu hiện bằng những từ ngữ cụ thể, ta có so sánh nổi. Nếu nét tương đồng ẩn đi không được diễn tả bằng những từ ngữ cụ thể, ta có so sánh chìm. Cấu trúc so sánh tu từ theo mô tip “Thân em như...” là cấu trúc so sánh nổi. Cấu trúc này bao gồm bốn yếu tố và được phân bố theo trật tự sau:


Bình luận (0)
Bích Phượng
Xem chi tiết
Đoàn Duy Nhật
8 tháng 2 2022 lúc 11:32

Bài ca dao thật sâu sắc, chân thật. Nhân dân ta đã diễn tình cảm của con cái đối với cha mẹ một cách tài tình. Mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng của Trung Quốc, ví với công cha, phải chăng người xưa muốn nói lên một cách cụ thể công lao của cha thật to lớn, vĩ đại, trong viếc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh so sánh ơn nghĩa của mẹ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra cũng rất đúng, rất hay. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa hiểu quy luật tự nhiên nên đã có sự so sánh rất tinh tế này.

Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người.

Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nơi Này Có Em
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
10 tháng 8 2023 lúc 20:26

Tình huống 1: Sau những cảm xúc căng thẳng trong quá trình nỗ lực học tập thì Lan cảm thấy rất vui sướng, tự hào khi được khen thưởng

Tình huống 2: Linh cảm thấy lo lắng vì chưa làm việc này bao giờ

Bình luận (0)
Ngọc Uyên Trương
Xem chi tiết
Minh Hiếu
30 tháng 10 2021 lúc 5:11

Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật. Tuy các nhân vật trong chuyện cổ tích có sự đa dạng về hình hài, số phận nhưng đều có đặc điểm chung là chúng được xây dựng nhằm thể hiện những ước mơ niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. Truyện cổ tích “Sọ Dừa” là một câu chuyện về đề tài “người đội lốt vật”, qua đó các tác giả dân gian đã khẳng định vẻ đẹp chân chính của con người, cũng như sự đồng cảm đối với những con người có số phận bất hạnh trong xã hội.

Trước hết, Sọ Dừa có một sự ra đời vô cùng kì lạ, một lần vào rừng hái củi, mẹ của Sọ Dừa đã uống nước ở trong một cái sọ dừa bên gốc cây, từ hôm đó về nhà bà hoài thai và sinh ra Sọ Dừa. Và khi sinh ra Sọ Dừa cũng có một hình dáng vô cùng kì lạ “…một đứa bé không chân, không tay, tròn như một quả dừa”, và khi người mẹ có ý định vứt bỏ thì đứa bé kì lạ này còn biết cất tiếng gọi đầy tha thiết, tội nghiệp “Mẹ ơi, con là người đây. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp”. Đây là một tình tiết đầy kì lạ, bởi Sọ Dừa không chỉ có hình dáng khác người mà dường như cũng trưởng thành hơn, không giống như những đứa trẻ mới sinh. Có lẽ đây cũng chính là đặc điểm của những câu chuyện cổ tích, các tác giả dân gian xây dựng những yếu tố kì lạ để thể hiện những quan niệm thực, cách nhìn nhận, đánh giá rất thực về con người, về nhân sinh.

Sọ Dừa dù lớn cũng không khác gì lúc nhỏ, lúc nào cũng lăn lông lốc trong nhà, không làm được việc gì, khiến cho bà mẹ phải lên tiếng than phiền “Con nhà người ta bảy, tám tuổi đã đi ở chăn bò. Còn mày chẳng được tích sự gì”. Tuy nhiên, Sọ Dừa không phải là người “không được tích sự” gì như bà mẹ cũng như mọi người suy nghĩ. Ở Sọ Dừa luôn có sự trưởng thành hơn những đứa trẻ cùng trang lứa, thể hiện ngay trong lời nói và hành động của chàng “Gì chứ chăn bò thì con cũng chăn được. Mẹ cứ nói với phú ông cho con đến ở chăn bò”. Ý kiến này của chàng không chỉ khiến cho người mẹ bất ngờ mà còn khiến cho phú ông hoài nghi, thậm chí coi thường “..cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?”.

Nhưng trái lại với sự coi thường, dè bỉu của phú ông, Sọ Dừa chăn bò rất giỏi, hàng ngày Sọ Dừa thả bò ra đồng, tối lại dắt về, không thiếu một con “…bò con nào con nấy bụng no căng”. Theo thời gian, Sọ Dừa cũng trưởng thành, chàng cũng có những mong muốn như bao chàng trai bình thường nào khác, đó chính là khát khao về tình yêu, về hạnh phúc. Cô con gái út của phú ông là người hiền lành, tốt bụng nhất trong ba chị em con phú ông, cô không dè bỉu, coi thường, cũng là người duy nhất tình nguyện mang cơm cho Sọ Dừa, trong một lần mang cơm, cô đã nghe thấy tiếng sáo véo von, khi đến gần thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ.

Đây cũng là lần đầu tiên, con người thật của Sọ Dừa được khám phá, không phải với lốt vật như mọi người vẫn thấy. Từ đó mà cô út đem lòng yêu mến Sọ Dừa. Biết được tấm chân tình của cô gái mà Sọ Dừa về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Ý muốn này thật khó thực hiện, làm cho bà mẹ không khỏi sửng sốt. Vì nếu Sọ Dừa có hình hài như một người bình thường, nhưng với một gia cảnh nghèo khó đã không thể lấy vợ, bởi quan niệm “môn đăng hậu đối” trong xã hội xưa rất khắt khe, hơn nữa đây còn là con gái của phú ông, mà Sọ Dừa cũng đâu phải người bình thường, hình hài của chàng luôn nhận sự coi thường, dè bỉu, đặc biệt là từ phú ông.

Sọ Dừa vốn không phải người bình thường, vốn ẩn giấu những điều kỳ lạ, sức mạnh kì lạ, vì vậy mà những sính lễ mà phú ông đưa ra, gồm “ …một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm” thì cũng không làm khó được Sọ Dừa. Khi chàng mang sính lễ sang bên nhà phú ông, lão đã rất bất ngờ, bị cho những sính lễ ấy làm cho hoa mắt. Lão hỏi con gái xem ai chịu lấy Sọ Dừa, như tính cách kiêu kì vốn có, ác nghiệt vốn có thì cô cả và cô hai không ai chịu lấy Sọ Dừa, chỉ có cô út đồng ý. Đám cưới của Sọ Dừa và cô út cũng vô cùng linh đình, gia nhân chạy ra vào tấp nập, vì vậy mà những người chị độc ác vô cùng ghen tức, có phần tiếc nuối vì khi ấy không chịu lấy Sọ Dừa.

Cuộc sống của vợ chồng Sọ Dừa vô cùng hạnh phúc, hơn nữa chàng còn ngày đêm đèn sách, chờ khoa thi. Và đúng như dự đoán, Sọ Dừa đã đỗ trạng nguyên, vua sai chàng đi sứ. Vốn là người thông minh, lại có cảm giác bất an nên Sọ Dừa đã đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải luôn mang trong người, phòng khi phải dùng đến. Quả nhiên như vậy, khi Sọ Dừa đi thì hai bà chị đã nhẫn tâm hại cô em gái, ý định muốn thay em làm bà trạng. Nhưng vì đã có những vật dụng mà Sọ Dừa đã đưa mà cô vợ có thể thoát khỏi kiếp nạn này. Không những thế, đó còn là những vật dụng giúp Sọ Dừa tìm được vợ.

 

Như vậy, nhân vật Sọ Dừa là kiểu nhân vật người mang lốt vật trong truyện cổ tích, đây là kiểu nhân vật khá quen thuộc trong truyện cổ tích của Việt Nam. Thông qua nhân vật này, các tác giả dân gian muốn đề cao giá trị của con người, đồng thời thể hiện sự đồng cảm với những con người bất hạnh trong cuộc sống. Các tác giả cũng thể hiện niềm tin cũng như khát vọng về lẽ công bằng ở đời, theo đó những con người thiện lương, tốt bụng sẽ được hưởng hạnh phúc, người có dã tâm độc ác sẽ phải nhận lấy những quả báo.

Tham khảo

Bình luận (1)
Phương Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Thiên An
Xem chi tiết
๖ۣۜ miuღkarry๖ۣۜ
28 tháng 8 2016 lúc 18:03

Bài 1 : 

a)

Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng  nam khinh  nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru vậy! Câu ca dao: Thân em như trái bần trôi… nằm trong mảng đề tài than thân trách phận mà nhiều câu có cấu trúc khá giống nhau ở cách mở đầu bằng hai chữ đầy xót xa, ngậm ngùi: Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu? 

Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua chát chát, xắt mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh nổi trôi theo sóng, Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.

phan tich than em nhu trai ban troi

Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi?! Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thi cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu ? Vào bờ bến nào để đổi thay số  phận?

  Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh: Cũng đành nhắm mắt đưa chân. Mặc cho con tạo xoay vần đến đâu. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và thực tế thì người phụ nữ đã bị xã hội khinh rẻ, coi thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mặc cảm tự ti từ bao đời nay ở người phụ nữ. Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi Trái bần trôi theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong dòng  đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mờ mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ. Ta hãy thử hình dung vào một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm, chợt nghe thấy tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ… Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?Cầu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề. Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thìa và rung động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa 
Bình luận (1)
Sáng Hoàng
Xem chi tiết
I don
13 tháng 5 2018 lúc 8:15

a) Bài học: Khi mình không hạnh phúc hay có chuyện buồn, thì đừng có đổ những đau đớn đó lên người khác. Mà hãy một lần nhìn lại những gì mình đã làm, xem cảm giác đó có đau hay không. Một người chỉ vì lợi ích của bản thân mình, chỉ nghĩ đến việc làm sao để thỏa mãn nhu cầu của bản thân thì tất cả  mọi việc người đó làm đều là sai lầm, không được mọi người tán dương, mà còn bị khinh ghét, coi thường.

b) Qua câu chuyện, em mới hiểu được rằng, cuộc sống thật sự có rất nhiều chông gai, cạm bẫy mà chúng ta không thể nào ngờ đến. Không ai muốn điều xấu sẽ xảy đến với mình, con người muốn thành công thì chắc chắn phải vượt qua mọi thử thách gian khó đó. Và để trưởng thành hơn, chúng ta phải tìm cách vượt lên sự sợ hãi của bản thân, cũng như tìm cho mình con đường đúng đắn nhất để đi qua chướng ngại vật đó. Chúng ta cũng không nên cho đi sự bất hạnh đó dù là vô tình hay cố tình. Nó chỉ khiến cho chúng ta càng thêm đau đớn, khó khăn mà thôi, không giải quyết được những nhu cầu của bản thân mình. Một người mà lúc nào cũng ích kỉ, luôn nghĩ cho bản thân mà không nghĩ đến cảm nhận của người khác, thì người đó đã thật sự dẫn dắt mình vào một con đương u ám, đen tối nhất. Ở nơi đó thật sự tăm tối, không có lối thoát. Chúng ta hãy thử một lần đặt mình vào hoàn cảnh của người mình đã cho đi sự bất hạnh. Rồi hãy nhìn nhận một cách chân thực nhất về những gì mình đã làm, cũng như để thấu hiểu, chia sẻ và thông cảm hơn. Chúng ta sẽ thấy rằng nó thật sự rất đau, và không ai muốn đón nhận lấy điều đó.Chúng ta đang nhìn đời, nhìn cuộc sống qua lăng kính loang lổ vệt màu của cảm xúc, bám dày đặc lớp bụi bặm của thành kiến, thương đau. Chúng ta trở nên bực nhọc, phán xét trước những gì mình tự cho là " Lỗi lầm của người khác". Chưa bao giờ chúng ta nhìn lại những việc mình đã làm, luôn cho rằng việc mình làm là đúng, mà không bao giờ nhìn rõ những hậu quả mà việc đó sẽ gây ra, cũng như luôn đổ hết trách nhiệm cho người khác mặc dù mình là người làm sai. Hãy một lần nhìn lại những gì mình đã làm và sửa chữa nó. Phải biết nhìn nhận lại cuộc sống, không nên mang đến khổ đau cho người khác, bạn sẽ thấy bạn sống có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Vì mình được sống, được sống hết mình với tuổi trẻ. Còn nếu như là hạnh phúc, hãy biết chia sẻ những hạnh phúc đó cho người kém may mắn hơn mình. Để niềm vui được lan tỏa khắp mọi nơi, ai cũng vui vẻ, tràn ngập tiếng cười. Không nên giữ lấy món quà vô giá đó cho riêng mình, hãy lan tỏa nó đến tất cả mọi người. Rồi bạn sẽ nhận được nhiều hạnh phúc, niềm vui hơn là bạn đã tưởng tượng. Cho đi hạnh phúc, không phải mất mà là để nhận về nhiều hơn. Đừng nên quá ích kỉ, mà quên đi người khác. Nó chỉ khiến cho bạn thêm đau đớn mà thôi, và mất đi sự hạnh phúc. Các bạn ơi! Hãy biết sống chậm lại, lắng nghe những người xung quanh nói để hiểu hơn, thấu hiểu hơn, yêu hơn và tránh gây ra những tổn thương không đáng có. Hãy biết tự nhận ra lỗi lầm của mình và sửa chữa nó.

Chúc bn học tốt !!!!!

Bình luận (0)